12.1. Màn hình bị chết điểm:
|
Hình 21 - Màn hình bị chết điểm, điểm mầu không tắt được |
Khi các phần tử TFT bị hỏng (bị chập D-S hoặc mất điện áp VLCD cung cấp), khi đó điểm mầu sẽ mất khả năng che khuất ánh sáng và tạo nên một điểm mầu liên tục sáng, để phát hiện ra điểm mầu chết “liên tục sáng” ta thiết lập cho màn hình về cảnh đen 100% thì ta sẽ nhìn thấy các điểm mầu chết có mầu xanh hoặc đỏ.
|
Hình 22 - Màn hình bị chết điểm - điểm mầu không sáng được. |
Khi các phần tử TFT bị hỏng (đứt D-S) khi đó điểm mầu sẽ không sáng được, để phát hiện ra điểm mầu không sáng được thì ta thiết lập cho màn hình sáng trắng rồi quan sát sẽ thấy điểm ảnh có điểm mầu chết sẽ có mầu xanh hay mầu tím.
12.2. Màn hình xuất hiện các đường mầu xanh hay đỏ dọc màn hình:
Khi màn hình bị đứt mạch từ sau IC - H.DRive đến các đường cột thì trên màn hình sẽ xuất hiện các đường cột mầu xanh hay đỏ dọc màn hình, khi bị đứt mạch thì các mạch dọc màn hình sẽ mất điện áp điều khiển, vì các cực S của toàn bộ phần tử TFT được nối với nhau thông qua đường cột, nên khi đứt mạch các phần tử trên có điện áp D-S giống nhau vì vậy chúng hiển thị chung một mầu.
|
Hình 23 - Màn hình bị đứt mạch dọc tạo nên một vạch mầu xanh hoặc đỏ dọc màn hình. |
|
Hình 24 - Đứt mạch sau IC- H.Drive đến các đường cột là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng có vạch mầu dọc màn hình. |
12.3. Màn hình xuất hiện các đường kẻ đen hoặc trắng ngang màn hình.
|
Hình 25 - Màn hình bị chết đường ngang, có vạch sáng trắng hoặc đen ngang màn hình. |
|
Hình 26 - Đứt mạch in từ sau IC- V.Drive đến các đường mạch ngang là nguyên nhân dẫn đến các đường kẻ đen trắng ngang màn hình. |
Khi đứt mạch ngang màn hình, các điểm mầu ngang màn hình bị mất điện áp điều khiển cực cổng (G) nên các điểm mầu cùng một hàng rơi vào trạng thái giống nhau tức là cùng hiển thị hoặc cùng tắt, do các điểm mầu xếp theo hàng ngang là xen kẽ R,G,B nên chúng hiển thị mầu tổng hợp từ 3 mầu trên.
12.4. Màn hình có vết đen trên màn hình.
|
Hình 27 - Màn hình có vết đen trên màn hình |
Màn hình có vết đen thường do nguyên nhân của tác động vật lý như màn hình bị đánh rơi hay đặt màn hình nên mặt bàn có con ốc vít ở dưới…, khi có lực mạnh tác động thì cấu trúc của các điểm mầu sẽ bị vỡ và ánh sáng không thể xuyên qua.
12.5. Màn hình mất một phần hình ảnh theo chiều dọc
Hiện tượng này thường do lỗi đứt mạch trước IC- H.Drive hoặc hỏng IC-H.Drive, khi đó có thể dẫn đến mất hoàn toàn hoặc bị nhiễu 1/8 hình ảnh theo chiều.
|
Hình 28 - Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều dọc. |
|
Hình 29 - Hỏng IC- H.Drive là nguyên nhân làm mất 1/8 hình ảnh dọc màn hình. |
Hỏng IC- LVDS cũng dẫn đến hiện tượng trên nhưng thường mất một phần hình ảnh theo tỷ lệ bất kỳ theo chiều dọc hay chiều ngang màn hình.
12.6. Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều ngang.
|
Hình 30 - Màn hình bị mất một phần hình ảnh theo chiều ngang màn hình. |
|
Hình 31 - Hỏng IC- V.Drive là nguyên nhân làm mất 1/3 hình ảnh theo chiều ngang |
Khi đứt mạch trước IC- V.Drive hoặc hỏng IC- V.Drive sẽ là nguyên nhân làm mất một phần hình ảnh theo chiều ngang màn hình.
Trường hợp hỏng IC- LVDS mà dẫn đến mất một phần hình ảnh thì màn hình có thể mất một phần hình ảnh theo tỷ lệ bất kỳ.
12.7. Màn hình mất một phần hình ảnh
|
Hình 32 - Màn hình bị mất một phần hình ảnh do bị vỡ. |
Khi màn hình bị vỡ, các đường mạch ngang và dọc sẽ bị đứt, vì vậy các điểm ảnh phía sau sẽ mất điều khiển và màn hình sẽ mất một phần hình ảnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét